Những điều bệnh nhân phẫu thuật nam khoa cần biết trước khi phẫu thuật

Ở phần này shop baocaosuhp.com sẽ giới thiệu đến các bạn biết việc các bạn cần chuẩn bị trước khi mổ (tiền phẫu) bạn cần trao đổi với bác sĩ phẫu thuật cho mình những vấn đề gì , các điểm chú ý quan trọng, nguy cơ khi phẫu thuật, bạn cần làm những xét nghiệm gì?,bạn cần kiêng khem những gì trước khi phẫu thuật? Và tại sao cần làm như thế!


1.Trước mổ (tiền phẫu) bạn cần trao đổi gì với bác sĩ

Như mọi cuộc mổ khác, điều quan trọng nhất bệnh nhân cần biết trước khi mổ là:

– Lý do bệnh nhân cần mổ, nếu không mổ thì có cách nào khác để trị bệnh hay không.

– Lợi và hại của cuộc mổ, hiệu quả cuả của cuộc mổ (bao nhiêu phần trăm thành công), biến chứng của mổ, nhất là các biến chứng nặng ảnh hưởng tới sinh mạng, biến chứng gây tàn phế. Nếu mổ không thành công thì bệnh nhân cần làm gì tiếp?? Nếu có biến chứng thì làm sao biết và xử lý ra sao?

– Bác sĩ mổ ở chỗ nào trên cơ thể, mổ như thế nào, mổ mất bao lâu thì xong, cái sẹo dài không?

– Bệnh nhân sẽ được gây mê hay gây tê, biến chứng của gây mê hay gây tê?

– Bệnh nhân cần chuẩn bị cuộc mổ như thế nào, khi nào xuất viện, săn sóc sau mổ ra sao? Bao lâu thì đi làm hay sinh hoạt lại được, bao lâu thì hai vợ chồng quan hệ lại được? Kiểm tra sau mổ như thế nào, nếu có biến chứng thì phải làm gì?

– Sau cùng là về chi phí cuộc mổ, liệu bảo hiểm y tế có thanh toán được chút nào không? Chi phí cuộc mổ bao gồm đủ thứ: tiền mổ, tiền xét nghiệm, tiền thuốc, tiền nằm viện, tiền dụng cụ, tiền đi lại, tiền hao hụt do không làm việc trong thời gian mổ và dưỡng sức sau mổ…..

Mọi câu hỏi này bệnh nhân nên thảo luận trực tiếp với người bác sĩ khám cho mình và người bác sĩ sẽ mổ cho mình (có khi là hai bác sĩ khác nhau). Với tình hình mỗi ngày một bác sĩ khám cả trăm bệnh thì chuyện tưởng đương nhiên này (bệnh nhân hỏi bác sĩ) lại là chuyện cực kỳ khó. Khi thực tập tại bệnh viện – đại học Lausanne, thụy Sĩ, tôi có 30 phút để khám một bệnh nhân mới và 15 phút cho một bệnh nhân cũ, tha hồ trò chuyện. Ở Việt Nam, nhiều lúc tôi chỉ có 2 phút cho một bệnh nhân tại bệnh viện, không biết lấy đâu ra thời gian để trả lời tỉ mỉ cho bệnh nhân???

2.Nguy cơ bạn cần phải đối mặt khi phẫu thuật

Mỗi một cuộc phẫu thuật luôn tiềm ẩn hai loại nguy cơ: nguy cơ do chính cuộc mổ gây ra và nguy cơ do gây mê. May mắn là phẫu thuật Nam khoa chẳng bao giờ có nguy cơ nặng (nguy cơ tử vong) do phẫu thuật chỉ đụng tới “phần dưới” chứ chẳng đụng tới những cơ quan sống – chết như não, tim, phổi, mạch máu lớn, ruột…. Bệnh mổ Nam khoa cũng hầu hết là gây tê tủy sống chứ không gây mê lớn. Mỗi năm tôi và các cộng sự thực hiện 3000 – 4000 ngàn cuộc mổ Nam khao từ hơn 10 năm nay nhưng vĩnh biệt. Do vậy, phẫu thuật Nam khoa là loại phẫu thuật rất an toàn. Các biến chứng mà tôi và các cộng sự đã tổng kết là nhiễm trùng, dưới 3% trường hợp, thường là nhiễm trùng vết mổ bìu đưa tới vết mổ chậm lành (thay vì 1 tuần lành, thành ra 3- 4 tuánau mới lành hẳn). Tụ máu ở vết mổ, nhất là vết mổ bìu cũng xảy ra khoảng 0,5% trường hợp, mà chỗ tụ máu thường tự tiêu sau 3-4 tuần. Họa hoằn lắm mới có trường hợp phải mổ khẩn cấp để lấy máu tụ ở bìu ra. Tuy vậy, hầu như năm nào, tôi và các đồng nghiệp cũng gặp phải một trường hợp sau mổ máu tụ sưng to, chảy rỉ rả hoài do rối loạn đông máu mặc dù các xét nghiệm thông thường đều không phát hiện có bất thường. Chỉ khi bệnh nhân bị chảy máu rồi, chúng tôi cho làm các xét nghiệm chuyên sâu rất tốn tiền tại bệnh viện chuyên về máu thì mới phát hiện bệnh nhân có rối loạn đông máu tiềm ẩn. Báo hại cả bệnh nhân lẫn bác sĩ đều lo. Bệnh nhân phải nằm bệnh viên 2-3 tuần mới xuất viện được.

Bệnh nhân cần cho bác sĩ biết mình có bệnh gì nữa không, ví dụ tiểu đường, cao huyết áp, mỡ trong máu cao, có bị tình trạng máu chảy khó cầm bao giờ chưa và nhất là dị ứng. Bác sĩ cũng cần biết bệnh nhân đang dùng bất cứ thuốc gì, để biết các thuốc này có ảnh hưởng tới cuộc mổ không, có làm máu khó cầm không (ví dụ aspirine làm máu loãng).

3.Bạn cần làm những xét nghiệm gì trước khi phẫu thuật

Khi đã quyết định đi mổ rồi, bệnh nhân nên tránh chuyện cập rập: tối đi xe đò tốc hành qua đêm từ tỉnh lên, sáng vô bệnh viện xét nghiệm, trưa mổ, sáng hôm sau về sớm. Mổ là chuyện quan trọng nên cần phải thảnh thơi, thong thả ngày đi mổ. Nhiều người cứ nghĩ “mổ trong ngày” là mọi chuyện từ A đến Z từ khám bệnh, xét nghiệm, đến mổ và thậm chí ra viện đều làm trong ngày. Thật sai lầm, mổ vội vàng kiểu này dễ có những tai biến không lường trước. Năm 1995 khi học ở Thụy Sĩ tôi đã thấy họ mổ trong ngày để giảm chi phí nhưng cách làm hoàn toàn khác: ngày mổ bệnh nhân tới buổi sáng rồi về buổi chiều nhưng mọi thủ tục, xét nghiệm, khám tiền mê đã được làm trước đó rồi.

Ngày trước mổ, bệnh nhân nên đến bệnh viện để hoàn tất các thủ tục, các xét nghiệm cần thiết, làm quen với những người đồng cảnh ngộ để thêm an tâm. Về xét nghiệm, mỗi bệnh nhân cần có những xét nghiệm liên quan tới bệnh của mình. Trong Nam khao, thường đó là các xét nghiệm: tinh dịch đồ, nội tiết tốt (FSH, LH, testosterone….), siêu âm Doppler bẹn bìu, siêu âm qua ngả trực tràng… Ngoài ra, bệnh nhân còn cần phải làm các xét nghiệm liên quan đến cuộc mổ, đến sự an toàn của bệnh nhân, gọi là các xét nghiệm tiền phẫu, để khảo sát chức năng tim, phổi (X – quang phổi, ECG), chức năng gan, thận và nhất là để xem tình trạng đông máu của bệnh nhân có bình thường hay không. Nếu một trong các chức năng này có “vấn đề” thì bác sĩ mổ sẽ yêu cầu bệnh nhân điều trị cho ổn xong rồi mới mổ. Không có gì phải vội vàng,”an toàn trên hết”. Tôi từng thấy nhiều người bệnh nói: “ Đã lõ xin nghỉ phép rồi, lỡ xếp đặt công việc rồi, bác sĩ cứ mổ đi, có gì tui chịu”. Hoàn toàn không nên. Mỗi bệnh viên thường có những yêu cầu xét nghiệm tiền phẫu hơi khác nhau, nhưng cơ bản xét nghiệm tiền phẫu bao gồm những xét nghiệm sau:

– Công thức máu: hồng cầu, bạch cầu

– Chức năng đông máu: TS, TQ, TCK, Fibrinogene/máu, tiểu cầu/máu.

– Nhóm máu

– Đường huyết.

– Protid/máu

– SGOT, SGPT

– Creatinine/máu

–  Tổng phân tích nước tiểu

– X – quang phổi

– ECG

4.Bạn cần kiêng khem gì trước khi mổ.

Buổi chiều hôm trước mổ,bệnh nhân chỉ nên ăn nhẹ. Uống nước thì không hạn chế, nhưng kể từ 0g đêm thì tuyệt đối không được ăn uống gì nữa. Những hạn chế này không phải vì bác sĩ khó chịu, chẳng qua bác sĩ gây mê cần bảo đảm là bao tử bệnh nhân trống hoàn toàn, để khi gây mê và nhất là sau khi mổ xong, nằm phòng hồi sức, bệnh nhân không bị sặc thức ăn từ bao tử vô phổi rất nguy hiểm, có thể không cứu kịp. Không ít người dù được bác sĩ căn dặn kỹ nhưng sáng hôm sau mổ đói bụng quá, “làm luôn một tô phở”. Có người, do thói quen, uống một ly cà phê. Có người tuân thủ nghiêm túc nhưng lúc súc miệng thấy khát quá, uống luôn một hớp nước. Tất cả các trường hợp này đều cần hoàn mổ, dời qua hôm khác, vì sự an toàn của bệnh nhân.

Tối hôm trước ngày mổ, bệnh nhân cần tắm kỹ, ngủ sớm. Nếu cảm thấy mình lo âu quá thì bệnh nhân nên nói với bác sĩ, đôi khi 1 viên thuốc an thần nhẹ sẽ giúp bênh nhân dễ ngủ.